Một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ Automatic và các lưu ý chung khi sử dụng đồng hồ

 Đồng hồ đeo tay là một kiệt tác của những nhà thiết kế vĩ đại, họ đã chế tác ra những chiếc đồng hồ không chỉ để đếm giờ một cách chính xác mà còn mang lại niềm tự hào cho những ai sở hữu nó. Ngoài vẻ đẹp và sự sang trọng, các bác đã thực sự hiểu về chiếc đồng hồ mà mình đang sở hữu? Phụ Kiện Thời Gian xin tổng hợp một số kiến thức cơ bản nhất về các loại đồng hồ cơ thịnh hành ngày nay, hy vọng sẽ giúp các bác hiểu hơn về các loại đồng hồ để thêm yêu quý và tự hào về chiếc đồng hồ mình đang đeo

Automatic Watch (Đồng hồ tự động)
– Khái niệm chung: Là loại máy đồng hồ chạy bằng năng lượng từ dây cót không sử dụng PIN
– Phân loại: Có 2 loại đồng hồ tự động phổ biến hiện nay:
+ Handwinding “Lên dây cót bằng tay”: Loại đồng hồ mà người đeo phải dùng tay vặn núm đồng hồ để lên dây cót vào khoảng thời gian nhất định thường được qui định bao nhiêu giờ hoặc bao nhiêu ngày (Số vòng vặn để lên dây cót tùy thuộc vào từng loại đồng hồ).
+ Automatic “Tự động lên dây cót”: Đồng hồ được lên dây cót nhờ chuyển động cánh tay của người đeo. Dựa trên nguyên tắc lực hút của trái đất, một rôto xoay và truyền năng lượng của nó cho lò xo qua một cơ chế thích hợp. Điều này có nghĩa là đồng hồ không cần nạp lại năng lượng bằng tay và, không giống một đồng hồ thạch anh, nó không cần sử dụng pin. Hệ thống này do nhà phát minh người Thuỵ Sĩ Abraham-Louis Perrelet phát minh ra vào thế kỷ 18. Các máy đồng hồ thường là có nhiều chân kính như 17, 21, 25. Hai loại máy đồng hồ cơ “Automatic” trên phổ biến nhất hiện nay thường là của Thuỵ Sỹ (Sử dụng cho đồng hồ cao cấp) hay của Nhật Bản (Sử dụng cho các đồng hồ chất lượng tốt).


Hình minh họa: Bộ máy của đồng hồ Automatics


* Lưu ý khi sử dụng đồng hồ Automatic:

– Đối với đồng hồ Handwinding “Lên dây cót bằng tay”: Khi lên dây cót, người dùng chỉ vặn núm vừa tầm (cảm thấy căng tay) hoặc đếm số vòng xoay khoảng 10 – 15 vòng là được. Nếu vặn quá căng hoặc hết cỡ có thể đứt dây cót hay làm rối dây tóc của bộ máy, gây hư hỏng máy.

– Đối với đồng hồ Automatic “Tự động lên dây cót”: Đồng hồ sẽ tự động lên dây cót khi người đeo chuyển động cánh tay nhưng người sử dụng phải thường xuyên đeo đồng hồ. Tuy nhiên để đồng hồ Automatic “Tự động lên dây cót” chạy bền hơn với thời gian chờ khi không đeo lâu hơn, bạn nên lên dây cót hỗ trợ cho đồng hồ bằng cách vặn núm và cũng chỉ nên vặn tối đa 10 – 15 vòng cho một lần.

Những lưu ý chung cho tất cả các loại đồng hồ

– Tránh va đập đồng hồ vào vật cứng, tránh làm rơi vỡ đồng hồ
– Không sử dụng đồng hồ khi rửa tay nước nóng, đi tắm, đi bơi, xông hơi vì hơi nước rất dễ hấp vào mặt kính đồng hồ
– Không để đồng hồ gần với những nơi phát từ trường mạnh như ti vi, loa thùng, dàn âm thanh, nam châm, bộ phát wifi. Nhiệt độ an toàn từ 10 độ C đến 40 độ C., Nhiệt độ chết của đồng hồ bình thường là dưới 5 độ C và trên 60 độ C.
– Khi không sử dụng, hãy tháo đồng hồ ra khỏi tay, cất vào nơi an toàn. Đối với đồng hồ cơ thì tốt nhất là Quý khách nên úp mặt đồng hồ xuống và để trên một chiếc vải mềm để đồng hồ giữ được cót lâu hơn.
– Với chiếc đồng hồ cơ lên giây, bạn phải luôn nhớ lên dây cót hàng ngày, vặn vừa đủ nặng tay, không vặn quá căng cót.
– Sai số cho phép lệch giờ đối với đồng hồ cơ chuẩn Thụy Sĩ là +-30s/ngày…có nghĩa là có ngày đồng hồ chạy nhanh 30s, có ngày chậm 30s phụ thuộc vào môi trường nhiệt độ..tuy nhiên sai số sẽ không quá 3 – 5 phút/tháng. Nếu đồng hồ của bạn chạy liên tục mà sai số vượt qua ngưỡng này thì bạn nên mang đồng hồ qua chỗ chúng tôi và bảo dưỡng định kỳ (nếu cần).
– Hãy luôn thao tác nhẹ nhàng để tránh hỏng hóc cho đồng hồ của bạn.
– Bạn cần phải tháo đồng hồ ra khỏi tay trước khi điều chỉnh vì nếu bạn rút núm chỉnh ra khi đang đeo trên tay, bạn có thể làm cong trục núm chỉnh.
– Luôn nhớ rằng thời điểm an toàn để chỉnh đồng hồ là khoảng từ 9h sáng đến 03 h chiều. Nhưng tốt nhất là từ 9h sáng đến 12h trưa.
– Một số mẫu đồng hồ (thường có ở các mẫu đồng hồ Rolex, Cartier, Titoni) chế tạo núm chỉnh có ren vặn như ốc vít, hãy vặn ren mở khóa ra trước khi thao tác, sau khi thao tác điều chỉnh xong thì vừa nhẹ nhàng ấn vào vừa vặn khóa núm chỉnh lại để đóng khít.

Cách chỉnh giờ và lịch ngày đúng, để đồng hồ nhảy lịch ngày vào đúng 12h đêm hàng ngày.

– Nhẹ nhàng rút thẳng núm chỉnh ra cho đến khi núm chỉnh dừng lại. Nếu đồng hồ có kim giây, lúc này kim giây sẽ dừng lại.
– Vặn núm chỉnh sao cho kim quay thuận chiều kim đồng hồ (thuận chiều quay tự nhiên của kim).
– Sau khi đã chỉnh đúng giờ, hãy đóng núm chỉnh khít lại để tránh lọt bụi, nước vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ không được sử dụng hoặc quên không lên dây cót trong khoảng 2 ngày, năng lượng cót sẽ hết, đồng hồ dừng lại.
– Trước khi sử dụng lại, bạn cần lên dây cót ban đầu cho đồng hồ. Với đồng hồ cơ lên dây, bạn để nguyên núm chỉnh ở trạng thái đóng, cứ như vậy vặn theo chiều bánh xe tiến lên khoảng 10 đến 15 lần vặn. Với đồng hồ cơ tự động bạn cầm đồng hồ trên tay, nhẹ nhàng lắc ngang sang hai bên 5 đến 10 lần, ngoài ra bạn cũng có thể lên dây cót cho nó bằng cách để nguyên núm chỉnh ở trạng thái đóng, cứ như vậy vặn theo chiều bánh xe tiến lên khoảng 10 lần vặn.
– Sau khi lên dây cót ban đầu, bạn rút núm chỉnh ra, vặn kim đồng hồ chạy qua mốc 12h để kiểm tra sáng chiều.
– Kiểm tra sáng chiều: Vặn núm chỉnh sao cho kim quay thuận chiều kim đồng hồ (thuận chiều quay tự nhiên của kim). Vặn cho đồng hồ chạy qua mốc 12h. Nếu thấy lịch ngày nhảy thì đó là mốc 12h đêm, nếu lịch ngày không nhảy thì đó là mốc 12h trưa. Đặc biệt chú ý không được vặn ngược đồng hồ qua mốc 12h đêm, điều này có thể gây hư hỏng đồng hồ.
– Đưa đồng hồ về khoảng an toàn: từ 9h sáng đến 12h trưa (giờ hành chính buổi sáng).
– Đóng núm lại một nấc (một nửa) để chỉnh lịch. Chỉnh lịch về ngày hôm qua (ví dụ hôm nay là ngày 16 thì bạn chỉnh lịch về ngày 15). Như vậy là đồng hồ của bạn đang chỉ vào khoảng giờ sáng ngày hôm qua.
– Rút núm chỉnh là mức chỉnh giờ (rút núm ra hết). Vặn đồng hồ chạy xuôi về đúng thời điểm ngày giờ hiện tại.
– Sau khi chỉnh đúng ngày giờ xong, bạn hãy đóng khít núm chỉnh lại.

* Lưu ý: Chỉnh ngày vào những tháng thiếu

– Vào những tháng không đủ 31 ngày, đồng hồ của bạn vẫn nhảy đủ 31 ngày và gây ra hiện tượng sai lịch ngày. Ví dụ hết ngày 30-4 thì hôm sau sẽ là ngày 1-5, đồng hồ của bạn vẫn hiển thị lịch là ngày 31. Cách xử lý như sau.
– Vào giờ hành chính buổi sáng (thời điểm an toàn) của ngày đầu tháng sau (như ví dụ trên là sáng ngày 1-5). Bạn nhẹ nhàng rút núm chỉnh ra 1 nấc (nấc chỉnh lịch), lúc này kim giây nếu có sẽ vẫn chạy.
– Vặn núm chỉnh sao cho lịch nhảy đến đúng ngày hiện tại, chỉnh xong bạn nhớ đóng khít núm chỉnh lại.
– Nếu sáng ngày 1 đầu tháng đó bạn quên chỉnh, chiều mới nhớ ra đang sai lịch thì hãy chờ đến sáng hôm sau để chỉnh lịch. Hoặc bạn vặn kim đồng hồ tiến lên 24 tiếng (2 vòng kim giờ) để lịch nhảy mà vẫn đúng giờ, đúng sáng chiều.

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255