Một vài nhận định về thị trường đồng hồ Việt Nam
Gửi các bạn,
Tôi viết bài một vài nhận định về thị trường đồng hồ Việt Nam để cho các bạn có cái nhìn thực tế nhất về những thị yếu cũng như thay đổi theo su hướng phát triển chung của đồng hồ trên thế giới tại nước ta qua các thời kì.
Một vài dòng hồi tưởng về quá khứ
Ngày xưa, hồi những năm 1990 – 2000 lúc ấy tôi còn bé tí lúc đó xe Cup máy Honda của Nhật đang thịnh hàng. Tôi còn nhớ có Vespa, Lambretta, Honda, được ưa chuộng biết bao ở thị trường Việt Nam. Đối với đồng hồ thì một thời hoàng kim tôi có thể kể ra như Omega, Longines, Rado, Orient. Một số thì còn tồn tại tại thị trường Việt Nam một số thì vắng bóng trong một thời gian dài rồi quay lại. Tôi có thể nói 2 hiệu phổ biến nhất tồn tại qua thời gian dài tại thị trường Việt Nam cho lĩnh vực xe máy và đồng hồ có lẻ là Honda và Omega.
Việt Nam hiện nay đạt tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất vào hàng top Châu Á. Khoảng mười năm trước tôi cùng các bạn đam mê đồng hồ có làm 1 cuôc phỏng vấn ngắn, với mục đích thăm dò về các nhãn hiệu đồng hồ đeo tay ở 4 phân khúc tại thị trường Việt Nam đó là: Nhà phân phối, nhà bán lẻ, người đeo và người chơi đồng hồ. Một danh sách kết quả cho thấy: Rolex đứng 1; Omega thứ 2; Longines thứ 3; Tissot thứ 4 và Omega thứ 5. Tiếp theo sau đó là dòng đồng hồ chính hãng hàng đầu Nhật Bản đứng đầu là Seiko, Citizen, Orient.
Cách đây không lâu khoảng 1 năm trước năm 2014, tôi đã làm lại 1 cuộc thăm dò có tính chất tương tự như đã đề cập ở trên thì nhận thấy có sự thay đổi khá nhiều. Tôi nhận thấy bên cạnh những hãng truyền thống, có khá nhiều hiệu đồng hồ mới đã vào thị trường Việt Nam cùng với xu hướng người chơi đã thay thế bằng Tissot, Casio, đồng hồ OP, Citizen, Armani…
Về giá và xu hướng chơi đồng hồ
Theo kinh nghiệm bán hàng tôi được biết thì trong 10 năm nay một điều khá thú vị là những chiếc đồng hồ có giá trị cao thường được dân chơi miền Bắc săn lùng, giá của những loại này nằm khoảng từ 50 ngàn USD – 100 ngàn USD.
Người miền Nam ít khi nghe nói chơi đồng hồ ở tầm giá này nhưng số lượng người chơi từ 10 ngàn USD – 50 ngàn USD đông hơn rất nhiều. Su hướng người đeo đồng hồ hiện nay khác xa so với khoảng thời gian 10 năm trước, họ không chỉ đeo với mục đích xem giờ mà còn xem chúng như đồ trang sức theo tính chất công việc.
Tissot, Longines, Seiko có giá rẻ hơn Omega và hiện tiêu thụ rất mạnh. Omega ở VN có vẻ khá đắt so với các nước lân cận nên tiêu thụ khá chậm. Cũng theo kinh nghiệm của riêng tôi, nếu bạn thuộc giới trung lưu khi chọn đồng hồ, thì chọn hiệu gì? Đa số đều nói Rolex hoặc hiệu nào cao cấp hơn một tí. Tôi hỏi: “Tại sao không chọn Longines hay Omega?” Họ nói: “Hiệu đó bây giờ thường quá ai cũng có cả. Tôi không thích đeo hiệu mà ra đường ai cũng như ai”.
Trở lại với xu hướng chơi đồng hồ hiện nay tôi nhận thấy Omega vẫn còn mạnh ở dòng vintage nhưng dòng Omega mới thì ít không ai chơi, trừ giới trẻ – có thể do giá Omega ở đây quá cao hay 1 số cũng muốn “né” Omega. “Cựu vương Omega” trong giới chơi vẫn còn vị trí trong top 5, nhưng trong giới đeo thì Omega đã bị thay thế đi rất nhiều. Người tiêu dùng ngày nay đã thay đổi do họ có nhiều lựa chọn hơn và hiểu biết hơn về thế giới đồng hồ.
Chúng ta thử nhìn sang các nước lân cận như HKG, Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, Philiipine, chúng ta sẽ thấy vi trị của Omega ngày nay cũng đã xuống thấp đi nhiều trong con mắt của giới chơi lẫn giới đeo – có lẻ 1 phần cũng do chiến lược của Omega kể từ đầu thập niên 90 đến nay chạy theo xu hướng thương mại hóa. Vì như các bạn đã biết trên thế giới còn rất nhiều hãng nổi tiếng và kỹ thuật hay hơn nhiều – đang du nhập vào thị trường VN.
Tác giả: Phụ Kiện Thời Gian